Nếu thường xuyên lướt các trang mạng xã hội, bạn sẽ bắt gặp những bình luận “mlem mlem” trong các bức ảnh trai xinh, gái đẹp. Vậy mlem là gì, có nguồn gốc từ đâu? Những thắc mắc này sẽ được lindquistrealtors.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây, bạn đừng bỏ lỡ nhé.
Contents
I. Mlem nghĩa là gì?

“Mlem” là từ tượng thành mô tả âm thanh khi liếm nước bọt khi chúng ta thấy một món ăn hấp dẫn và ngon miệng, chỉ muốn ăn ngay món đó. Thời gian gần đây, từ này đã trở thành trào lưu của giới trẻ. Nó mang ý thể hiện hành động dễ thương của ai đó hoặc người nào đó đẹp trai, xinh gái hoặc gợi cảm khiến mọi người phải xao xuyến.
Cụm từ “mlem mlem” có cách đọc là mờ-lem mờ-lem rất đáng yêu. Ngoài ra mlem còn có ý nghĩa tương tự với “măm măm” thể hiện hành động liếm môi khi thèm ăn, khi trẻ thấy đồ chơi mà chúng thích hoặc gặp người mình thích. Vì thế mà, gen Z đã dùng mlem để trêu đùa nhau hoặc khen người người khác mang đến sự hài hước, vui vẻ, tiếng cười cho mọi người.
Người ta mặc định “mlem mlem” là chỉ hành động hoặc ai đó quá đáng yêu, dễ thương. Đặc biệt khi bạn muốn thể hiện sự đáng yêu trước người mình thầm thương trộm nhớ cũng sẽ sử dụng đến cụm từ này. Ví dụ như khi bạn bè đăng tấm ảnh quyến rũ, gợi giảm thì mọi người sẽ bình luận “mlem mlem” để khen ngợi sự xinh đẹp.
Bên cạnh đó, “mlem mlem” còn khá giống với từ lêu lêu khi chúng ta thừ lưỡi trêu chọc ai đó, thể hiện lời khen và cảm xúc hài hước.
Tuy nhiên, các bạn trẻ nên sử dụng mlem một cách chừng mực, đúng hoàn cảnh. Chúng ta có thể dùng từ này để trêu bạn bè, người cùng trang lứa. Nhưng với người lớn thì đây là từ không lịch sử cho lắm, đặc biệt không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của mlem là gì.
II. Trào lưu mlem xuất hiện khi nào?

Vào tháng 2 năm 2015, trên nền tảng Imgur và Reddit xuất hiện một đoạn video uống nước của chú mèo rất đáng yêu. Trong quá trình chú mèo thưởng thức đồ uống đã phát ra âm thanh “mlem mlem” khi đầu lưỡi tiếp xúc với nước. Đến đầu năm 2020, đoạn clip này đã được cư dân mạng đào lại và cụm từ “mlem” cũng trở nên phổ biến hơn trên mạng xã hội.
Từ đó về sau, mlem đã nhanh chóng xuất hiện trong các cuộc trò chuyện, tin nhắn của giới trẻ. Để bắt kịp trend này của gen Z, các nền tảng xã hội như facebook, viber, zalo… và những ứng dụng nhắn tin khác đã cho ra đời các icon lè lưỡi kèm âm thành và dòng chữ mlem.
Hiện nay, còn có các fanpage, nhóm với hàng ngàn thành viên, lượt like dành riêng cho những người thích dùng từ mlem. Vì thế mà bạn có thể tìm kiếm cụm từ mlem là gì rất trong các group rất dễ dàng. Điều này đã chứng minh độ phổ biến và sự yêu thích của giới trẻ với từ mlem.

Hưởng ứng trào lưu này của gen Z, ca sĩ Min còn phát hành ca khúc mang tên “mlem mlem”, sau đó cụm từ mlem tiếp tục chiếm sóng các nền tảng xã hội và trở thành hiện tượng mới của giới trẻ Việt. Bài hát có giai điệu vui tươi, lạc quan cổ vũ mọi người có thêm động lực để vượt qua những chông gai của cuộc sống. Có lẽ một phần là do năm 2020 là năm đầy biến động của dịch Covid-19.
III. Sự biến tướng của mlem
Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, từ mlem đã bị một bộ phận giới trẻ biến tướng theo nghĩa không mấy tích cực, nó không còn thể hiện sự đáng yêu, dễ thương như thuở ban đầu nữa.
Theo đó, khi bắt gặp hình ảnh cô gái nóng bỏng, gợi cảm thì một số bạn trẻ đã dùng mlem được lý giải theo ý nghĩa là muốn sở hữu, thèm thuồng những cô nàng quyến rũ. Ban đầu với ý nghĩa trong sáng nhưng dưới sự tác động của ý nghĩa không lành mạnh mà từ mlem đã bị xuyên tạc theo ý nghĩa thô tục, kém duyên.

Sự biến tướng thô tục này đã khiến nhiều người khó chịu và cảm thấy bức xúc khi nghe đến cụm từ “mlem mlem”. Nó khiến người khác cảm thấy không thoải mái và ảnh hưởng đến sự giàu đẹp của tiếng Việt.
IV. Cách sử dụng mlem tinh tế, khéo léo
Từ mlem được sử dụng với nhiều tầng nghĩa khác nhau, có sự dễ thương, trêu đùa cũng như sự châm chọc. Vì thế việc tìm hiểu mlem là gì để ứng dụng từ này vào cuộc sống sao cho phù hợp là điều rất quan trọng. Chúng ta nên cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi phát ngôn để không mất thiện cảm với người xung quanh, cũng như tránh gây bức xúc, thậm chí là sự khó chịu với người đối thoại.
Nếu bạn nói quá nhiều mlem trong những cuộc hội thoại hay trêu đùa quá trớn thì sẽ biến bản thân thành người kém duyên đấy. Hơn thế, chẳng ai muốn nói chuyện với người như vậy cả.
V. Một số cụm từ mới xuất hiện trên mạng xã hội được gen Z sử dụng

Ngoài mlem là gì, bạn đã biết hết ý nghĩa của những cụm từ đang làm mưa làm gió trên mạng xã hội? Hãy cùng điểm lại một số thuật ngữ hot trend trong gen Z dưới đây:
- Giả trân: từ này được dùng để chỉ những hành động, lời nói không thật lòng nhưng người ta vẫn cố tỏ ra như thật. Khác với giả nai mang ý nghĩa là giả vờ ngây ngô thì giả trân mang ý nghĩa là giả vờ điều không thật, nhưng bị người khác phát hiện ra dễ dàng.
- Xu cà na: đây là tên một loại trái cây có vị chua và chát, rất khó ăn. Trên mạng xã hội, từ này được dùng với ý nghĩa là gặp phải chuyện không may.
- Tôi có 3 bích: Đây là một lá bài mà khi chơi tiến lên, người sở hữu sẽ có quyền đi trước ở ván đầu tiên. Vì thế, cụm từ “tôi có 3 bích” ám chỉ người muốn xin quyền đi trước; thường được dùng khi người ta tỏ ra thích thú đặc biệt hoặc muốn có được thứ gì đó.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu được mlem là gì cũng như cách sử dụng sao cho tinh tế, khéo léo. Mặc dù mỗi ngày sẽ có thêm nhiều trào lưu, ngôn ngữ mới xuất hiện nhưng bạn hãy luôn thể hiện mình là người lịch sử khi trò chuyện với người khác. Đừng quá lạm dụng để đánh mất điểm trong mắt đối phương nhé.