Lịch sử ra đời luật công bằng tài chính trong bóng đá

Trong cuộc sống của chúng ta, ở bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có những bộ luật và yêu cầu tất cả mọi người phải thực hiện theo. Đối với bóng đá cũng không phải ngoại lệ, môn thể thao này có luật công bằng tài chính mà mọi câu lạc bộ phải đáp ứng được. Cùng Nhà cái Fun88 tìm hiểu về lịch sử ra đời của luật này, qua nội dung sau nhé các bạn.

Giới thiệu về luật công bằng tài chính

Luật công bằng tài chính còn có tên gọi tiếng Anh Financial Fair Play – FFP, luật này được ra đời từ sự khởi xướng của ông Michel Platini cựu chủ tích UEFA và các cộng sự của mình vào năm 2009. Luật công bằng tài chính ra đời với mong muốn tạo nên một môi trường chuyển nhượng, cạnh tranh minh bạch và công bằng giữa các câu lạc bộ bóng đá khu vực Châu Âu với nhau.

Theo đó, khi áp dụng luật công bằng tài chính là thực tiễn thì mọi câu lạc bộ sẽ phải luôn chủ động công khai về tài chính của mình, công khai thông tin về các vụ chuyển nhượng và mua bán cầu thủ của mình. Nếu câu lạc bộ nào không thực hiện, đội bóng sẽ bị xử phạt.

Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2011, nó được xem là một chuyển mình và bước ngoặt lên cho bóng đá Châu Âu. Với FFP, họ quy định rõ ràng câu lạc bộ nào mà đang gặp phải tình trạng khó khăn về tài chính thì không đủ điều kiện tham dự Cúp Châu Âu. Điều này khiến cho các đội bóng phải luôn chủ động về nguồn lực tài chính của mình, nếu không muốn bị hạn chế giải đấu tham gia.

Lịch sử ra đời của luật công bằng tài chính

Như đã nói ở trên, luật công bằng tài chính trong bóng đá do cựu chủ tịch UEFA ông Michel Platini khởi xướng và nhận được sự đồng thuận của các thành viên khác vào năm 2009. Năm 2011, luật này chính thức đông thông qua và có hiệu lực. Việc FFP ra đời được xem như một đòn đánh vào việc nhiều câu lạc bộ sử dụng “Doping tài chính”.

Nguyên nhân để luật này ra đời chính là bởi cách thức hoạt động, sự tính toán thiếu hợp lý của các đội bóng. Năm 2009, những câu lạc bộ tại Châu Âu đã chi ra một khoản tiền rất lớn để phục vụ việc mua bán, chuyển nhượng cũng như trả lương cho cầu thủ mà phần doanh thu trong hoạt động của đội bóng lại quá hạn hẹp. Điều này khiến cho nhiều câu lạc bộ rơi vào tình trạng nợ xấu, nhưng sự hậu thuẫn của những ông chủ giàu có mà hoạt động trơn tru. Sự ra đời của FFP buộc họ sẽ phải tuân thủ, thực hiện theo đúng quy định về tài chính trong quá trình chuyển nhượng, trả lương cầu thủ và giúp cho thị trường bóng đá Châu Âu công bằng hơn.

FFP còn có trách nhiệm trong cả việc áp đặt cân bằng tài chính ở doanh thu đầu vào (hợp đồng quảng cáo, tiền bán vé, bản quyền truyền hình), chi tiêu đầu ra “phí chuyển nhượng, lương cầu thủ). Tuy nhiên, luật này không kiểm soát về chi phí xây dựng, đào tạo đội hình trẻ, sân vận động cũng như khu tập luyện của các đội bóng.

Vì sao cần có luật công bằng tài chính?

Từ khi luật công bằng tài chính trong bóng đá ra đời, nó giúp cho bóng đá Châu Âu phát triển và có sự công bằng hơn. Chính bởi vậy, sự ra đời của luật này là vô cùng cần thiết.

Nếu như chưa có FFP, sự chênh lệch tài chính của các câu lạc bộ là rất lớn và nó vô tình khiến cho việc công bằng trong thi đấu cũng bị ảnh hưởng. Với những đội bóng lớn, họ sẵn sàng bỏ ra khoản tiền lớn chỉ để có trong tay nhiều ngôi sao sáng nhất thế giới. Từ đó khiến cho trình độ của các đội bóng chênh lệch quá nhiều, khiến cho các trận đấu mất đị sự hấp dẫn vốn có và với người xem thì không cần theo dõi họ cũng sẽ biết được cục diện, kết quả như thế nào.

Ví dụ cụ thể như:

Man City và Paris Saint-Germain, đây là hai đội bóng có sự bảo trợ của những ông chủ có nên tài chính lớn, được xem là đội bóng giàu có của Châu Âu. Trong vài mùa giải, họ thường xuyên có những bản hợp đồng lớn và sở hữu trong tay cầu thủ chất lượng nhất thế giới. Chính bởi thế, Man City và Paris Saint-Germain dường như là sẽ không có đối thủ ở sân chơi trong nước như Ngoại hạng Anh, Ligue 1. Việc mua bán cầu thủ rầm rộ ở mỗi mùa giải đã vi phạm vào FFP, nên bị xử phạt.

Nhờ có luật công bằng tài chính trong bóng đá, tình trạng “lạm phát” ở môn thể thao này cũng giảm bớt đi. Các độ bóng thay vì tập trung mua nhân tài, họ sẽ tự mình đầu tư để đào tạo ra nhân tài cũng như xây dựng được nền tảng tài chính ổn định hơn. Ngoài ra, nhờ có FFP tính chất giải trí, hấp dẫn của bóng đá cũng không bị mất đi.

Kết luận

Đó là nội dung cơ bản khi bạn tìm hiểu về luật công bằng tài chính trong bóng đá, hy vọng rằng điều này giúp bạn có cái nhìn rõ hơn. Để nắm bắt thêm thông tin hay, bổ ích về bóng đá cũng như cách chương trình khuyến mại Fun88 bạn nhớ truy cập vào Fun88one.net thường xuyên nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *